GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

Viết cho cha yêu hÃ Æ n anh huong cua duc dalai lama doi voi nhung nhan lang bam Vì sao ung thư tuyến giáp ngày càng Về quê nhớ cái hàng rào ngôi chùa trong tâm nhu bong khong roi hinh Suy nhược tinh thần làm tăng gấp phat noi cho di dung hoi han Vitamin D giúp ngăn ngừa ung thư Hòa thượng Luang Phor Charan viên tịch pháp có mạt tuoi tre va uoc mo 了凡四訓 三心 mối liên hệ giữa thầy và trò trong Về Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở Đêm hoa đăng nguyện cầu dưới tôn Nghiện cà phê là do gene Hiến tặng trong Phật giáo tom tat can ban phat giao điều kiện đến với kinh pháp hoa chữ hiếu từ những góc nhìn 六因四缘五果的来源和作用 giÒi Tây An Cổ Tự Chùa Tây An cam nhan ve cuoc doi cua phap su thanh nghiem qua ý nghĩa của nghi lễ Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng van vat vo thuong 7 cách tăng cường hệ miễn dịch đơn tuyen tap 10 bai so 133 phà p Giải nhiệt cơn nóng với rau câu đậu chuong 5 gieo mam phat phap chua bao gio la de dang bạn sẽ thấy yêu đời hơn rừng đại thụ dần khô hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat dung day va tim tuong lai cho minh em nhe Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trổ tài Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây sơn trà ký sự luận về chà vá chân đạo đức phật giáo và giới luật cho nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang д гі tổ a chuong vi dao thanh Nữ giới Phật giáo Những tấm gương